Một số kết quả trong thực hiện chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2023

Thứ tư - 22/11/2023 21:28 645 0
Với mục tiêu hoàn thành 14 mục tiêu và 42 nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn của tỉnh Nghệ An năm 2023 tại Kế hoạch số 76/KH- UBND ngày 15/02/2023 về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An nhằm thực hiện thành công chỉ tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến 2030 và kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025.
Trong năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức số, hoàn thiện cơ chê, chính sách, phát triển hạ tầng số, xây dựng nguồn nhân lực số, đảm bảo an toàn thông tin, phát triển, quản lý, vận hành khai thác các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với định hướng của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, nâng cao chỉ số DTI của tỉnh.
 
Công chức Sở Thông tin và Truyền thông xử lý hồ sơ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Nghệ An (Ảnh minh họa)
Công chức Sở Thông tin và Truyền thông xử lý hồ sơ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Nghệ An (Ảnh minh họa)

Về Nhận thức số: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số được triển khai, chỉ đạo tích cực và quyết liệt bởi Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh. Cổng Thông tin điện tử Nghệ An, Báo Nghệ An điện tử, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã mở chuyên trang, chuyên mục riêng về chuyển đổi số, tăng tin bài và thời lượng phát sóng cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động và kết quả thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở được các địa phương quan tâm đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng đảm bảo 21 huyện/thành/thị và 460 xã/phường/thị trấn đều có đài truyền thanh, phát sóng hàng ngày và có chuyên mục riêng về chuyển đổi số, truyền tải thông tin đầy đủ, kịp thời thông tin đến mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

Về thể chế số: Tỉnh ủy đã ban hành 01 Chỉ thị, UBND tỉnh đã ban hành 14 kế hoạch, 06 quyết định triển khai các nội dung quan trọng về chuyển đổi số, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh kết quả thực hiện chuyển đổi số, nâng cao chỉ số DTI của tỉnh, đến nay cơ bản 42 nhiệm vụ trong kế hoạch 76/KH-UBND đã được triển khai, nhiều nhiệm vụ đã hoàn thành và có kết quả tốt.

Về hạ tầng số: Về hạ tầng mạng viễn thông băng rộng di động tính đến ngày 30/10/2023: Số thuê bao băng rộng di động: 3.295.460 thuê bao. Tỷ lệ dân số được phủ sóng mạng di động (2G,3G,4G): 100%. Số thuê bao băng rộng di động/100 dân: 64,57. Về hạ tầng mạng viễn thông băng rộng cố định tính đến ngày 30/10/2023: Số thuê bao băng rộng cố định: 556.960 thuê bao. Số thuê bao băng rộng cố định FTTH là hộ gia đình: 522.663. Số thuê bao băng rộng cố định/100 dân: 64,57. Tỷ lệ hộ gia đình có băng rộng cố định: 62,15. Về hạ tầng số trong cơ quan nhà nước: Các nền tảng số, phần mềm dùng chung của tỉnh đều được triển khai trên các nền tảng điện toán đám mây bảo đảm vận hành hiệu quả, an toàn thông tin (được triển khai theo hình thức thuê dịch vụ CNTT); 100% cán bộ, công chức toàn tỉnh có máy tính sử dụng, kết nối mạng LAN, mạng Internet.100% các cơ quan nhà nước, từ cấp tỉnh đến cấp xã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng với trên 870 điểm kết nối. Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống giải quyết thủ tục hành chính; người dùng có thể truy cập cho song song địa chỉ IPv4 và IPv6 trên môi trường mạng. Hoàn thành việc hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh thành hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Hoàn thành kết nối kỹ thuật từ LGSP tỉnh tới nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP/NDXP) để khai thác 17 dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp theo nội dung Công văn số 1832/BTTTT-THH ngày 16/05/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 3615/UBND-KSTT ngày 23/05/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Về nhân lực số: UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, phổ cập kỹ năng số cho người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tính đến ngày 21/11/2023 có 45.159 cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản học trực tuyến trên nền tảng One Touch và đã có 36.077 cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước của tỉnh hoàn thành khóa học. Có 3.700 cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước của tỉnh hoàn thành khóa học trực tiếp về nâng cao kiến thức về chuyên đổi số, an toàn thông tin mạng theo chương trình tập huân, bồi dưỡng cán bộ công chức hàng năm của tỉnh. Ước tính đến 31/12/2023 hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình kế hoạch số 420/KH-UBND ngày 15/6/2023 về việc bồi dưỡng, tập huấn về chuyến đổi số cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, phố cập kỹ năng số cho người dân trên địa bàn tinh Nghệ An năm 2023. Ngoài ra ngành Giáo dục  đã triển khai nhiệm vụ nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong các cấp giáo dục phổ thông: Số cơ sở giáo dục (theo bậc học) đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học theo mức 1, 2 và 3 (tham chiếu Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022): Tiểu học: Mức 1: 400/518, tỉ lệ: 77,22%; Mức 2, 3: 118/518, tỉ tệ: 22,78%. THCS: Mức 1: 265/401, tỉ lệ: 66,08%; Mức 2, 3: 136/401, tỉ lệ: 33,92%. THPT: Mức 1: 80/90, tỉ lệ: 88,9%; Mức 2, 3: 10/90, tỉ lệ: 11,1%. Trung tâm giáo dục thường xuyên-giáo dục dạy nghề: 21 /21, tỉ lệ: 100%.
Công chức Sở Thông tin và Truyền thông tham gia khóa bồi dưỡng online về chuyển đổi số trên nền tảng One Touch theo Kế hoạch 420/KH-UBND (Ảnh minh họa)
Công chức Sở Thông tin và Truyền thông tham gia khóa bồi dưỡng online về chuyển đổi số trên nền tảng One Touch theo Kế hoạch 420/KH-UBND (Ảnh minh họa)

Về an toàn thông tin mạng: UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 774/KH-UBND và nhiều văn bản triển khai thực hiện, chỉ đạo các mặt công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đến nay đã thực hiện xác định và phê duyệt cấp độ an toàn cho 8/8 hệ thống cấp độ 3 của tỉnh; 42/42 hệ thống cấp độ 2 của huyện, sở, ngành và đang thực hiện 460 hệ thống cấp độ 1 của xã và phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch. Toàn tỉnh có 66 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng với 39 thành viên và hệ thống mạng lưới an toàn thông tin gồm 2.055 thành viên là cán bộ công chức, viên chức của tỉnh trải điều tại các sở, ngành địa phương, thực hiện trách nhiệm tự giám sát các hệ thống thông tin do mình quản lý, đảm bảo 100% cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh có cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm về an toàn thông tin. Đã cung cấp 42 địa chỉ IP, 148 tên miền (Domain) của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đến Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia thực hiện giám sát, cảnh báo kịp thời sự cố (nếu có) đến các cơ quan, đơn vị để khắc phục. Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng đảm bảo an toàn thông tin cho 42/42 hệ thống thông tin cấp độ 2 của sở, ngành, huyện và 8/8 hệ thống thông tin cấp độ 3 của tỉnh, qua kiểm tra dò quét, phát hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu của các hệ thống thông qua hệ thống phòng chống mã độc tập trung của tỉnh, kết quả cho thấy, trong số 2.885 máy tính đã cài đặt phần mềm BKAV Endpoint AI, có 897 máy tính đã nhiễm virus, 43 máy tính đã nhiễm Adware, 90 máy tính đã nhiễm Keylogger. Có 01 đơn vị nhiễm IP botnet được phát hiện, Sở Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo và hỗ trợ xử lý, loại bỏ mã độc đảm bảo tất cả các hệ thống hoạt động an toàn. Tổ chức 04 đợt diễn tập an toàn thông tin cho Đội ứng cứu sự cố và chuyên trách công nghệ thông tin của tỉnh. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chiến dịch bóc gỡ mã độc trên không gian mạng. Số liệu kết quả triển khai chiến dịch bóc gỡ mã độc trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023 với 4.637 cơ quan, doanh nghiệp nhận được thông tin về chiến dịch, 3.413 tổ chức triển khai chiến dịch. Duy trì hệ thống phòng, chống mã độc tập trung của tỉnh đến hơn 3.400 máy tính của các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện kết nối với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).

Về hoạt động chính quyền số: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An (TTĐT) hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Các hoạt động chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo tỉnh, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của địa phương... được cổng TTĐT chuyển tải tới người dân, doanh nghiệp một cách kịp thời, đảm bảo tính thời sự. Cổng TTĐT thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn và khắc phục vướng mắc trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã. Hỗ trợ kịp thời các đơn vị và người dân, doanh nghiệp sử dụng hệ thống qua đường dây nóng. Tính đến tháng 11/2023, hệ thống đã cung cấp: 1.803 TTHC gồm dịch vụ công một phần: 809; Dịch vụ công toàn trình: 994. Cấp tỉnh: 1400 TTHC; Cấp huyện: 256 TTHC; Cấp xã: 147 TTHC cho 21 sở, ngành; 21 huyện, thành phố, thị xã và 460 xã thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống. Kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Tính từ tháng 12/2023 đến tháng 11/2023, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 818.405 (tiếp nhận trực tiếp và qua bưu chính: 411.443 hồ sơ, 340.728 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến, số hồ sơ kỳ trước chuyển qua: 66.234 hồ sơ), trong đó: 792.555 hồ sơ đã được giải quyết (có 707.615 hồ sơ giải quyết xong trước hạn và đúng hạn; có 84.940 hồ sơ giải quyết quá hạn theo thời gian quy định); Số hồ sơ đang giải quyết: 12.137; Số hồ sơ chờ bổ sung: 2.111. Số hồ sơ trả lại/rút hồ sơ: 11.604. Triển khai kết nối liên thông gửi nhận văn bản trên phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-IOffice cho 23/23 đơn vị cấp Sở, ngành; 21/21 UBND cấp huyện, 460/460 UBND cấp xã; kết nối liên thông từ Văn phòng UBND tỉnh đến Văn phòng Chính phủ. Tổng số tài khoản người dùng đang sử dụng trên hệ thống: 16.794; Từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số văn bản đến tiếp nhận trên hệ thống là 3.338.183 văn bản, tổng số văn bản đến chờ duyệt là 104.325 văn bản. Tống số văn bản đến đã chuyển thực hiện là: 3.243.943 văn bàn; tổng số văn bản đến lãnh đạo phê duyệt bằng phần mềm là: 3.151.366 vãn bản. Tổng số văn bản đi phát hành trên hệ thống là: 734.107 văn bản; Tổng số văn bản đi được ký số trên phần mềm là: 667.767 văn bản. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 44 điểm cầu, kết nối Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với huyện/thị ủy, UBND các huyện/thị, thành phố và một số sở, ban, ngành. Tính từ ngày 10/12/2022 đến ngày 30/10/2023, đã phục vụ 31 cuộc họp nội tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp phát, sử dụng 9.970 chứng thư số, trong đó 8.191 chứng thư số cá nhân, 1.779 chứng thư số tập thể đảm bảo 100% các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến xã của Nghệ An sử dụng chữ ký số. 100% các sở, ban ngành và UBND cấp huyện đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương làm Trưởng ban. Toàn tỉnh đã thành lập được 460 tổ cấp xã (tổng 5.221 người tham gia); 3.793 tổ cấp thôn, xóm (tổng 18.093 tham gia) để triển khai chuyển đổi số cho toàn dân trên địa bàn tỉnh.

Về hoạt động kinh tế số, xã hội số: Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, ước tính tỷ trọng KTS/GRDP tỉnh Nghệ An năm 2022: 7,38%, đứng thứ 32/63 tỉnh/thành phố. Đóng góp cho kinh tế số hiện nay tại Nghệ An chủ yếu vẫn là kinh tế số ICT (khoảng 50-58%), trong đó hoạt động sản xuất, buôn bán phần cứng, thiết bị điện tử, quang học chiếm tỷ lệ lớn nhất (hệ thống các cửa hàng, siêu thị điện tử…). Các hoạt động kinh tế số ngành lĩnh vực khác cũng có đóng góp cho kinh tế số (khoảng 20-24%) như: khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch, công thương, hoạt động khối Đảng và QLNN (ứng dụng các nền tảng số do DN phát triển), buôn bán lẻ…. Thực tế, các doanh nghiệp số tại Nghệ An đang rất hạn chế. Hiện chỉ có một số doanh nghiệp lớn, truyền thống (doanh nghiệp viễn thông, CNTT) và chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Tỉnh Nghệ An hiện cũng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (trên 90%), việc ứng dụng các nền tảng số vào quản lý, sản xuất kinh doanh cũng đang hạn chế, nhất là khu vực nông thôn, tập trung chỉ ở hoạt động quảng bá sản phẩm trên Website, mạng xã hội, một số thanh toán không dùng tiền mặt. Các nền tảng thanh toán số ở Nghệ An khá phong phú (App ngân hàng, ví điện tử, Mobile Money), triển khai dịch vụ đến hầu hết các ngành, lĩnh vực; các huyện, thành, thị. Các cửa hàng bán lẻ, hộ kinh doanh hiện cơ bản đã có tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, tỉnh đang triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; thúc đẩy các trường học, cơ sở y tế tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành giáo dục đạt tỷ lệ 92,47%. Đến hết tháng 8/2023, Sàn giao dịch TMĐT Nghệ An đã hỗ trợ được hơn 470 doanh nghiệp và thương nhân đăng ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng; Thu hút trên 9,2 triệu lượt truy cập; Giới thiệu và chào bán 3.723 các sản phẩm và dịch vụ. Số doanh nghiệp, HTX, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn TMĐT là 266.373 hộ, tổng số sản phẩm được đưa lên sàn là 8.836 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nươc về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn. Song song với việc đưa các sản phẩm tiêu biểu lên sàn, đã có hơn 18 Website thương mại điện tử, có 6 đơn vị phát triển thương hiệu trực tuyến. Chỉ số xếp hạng TMĐT Nghệ An nhiều năm liền nằm trong tốp khá cả nước, mới nhất tại Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2023 tổ chức tại TP.HCM tỉnh Nghệ An đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và xếp thứ 14 cả nước (tăng 1 bậc so với năm 2022). Tính đến hết tháng 8/2023, toàn tỉnh đã cấp được 2.814.752 trường hợp (cấp mới: 2.662.185 trường hợp; cấp đổi, cấp lại: 152.567 trường hợp), đã triển khai tiếp nhận 2.311.256 hồ sơ định danh điện tử và kích hoạt được 1.710.789 hồ sơ vượt chỉ tiêu Bộ Công an giao.
 
Tổ công nghệ số cộng đồng Hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử (app VneID) trên điện thoại thông minh cho người dân tại huyện Quỳ châu (Ảnh minh họa)
Tổ công nghệ số cộng đồng Hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử (app VneID) trên điện thoại thông minh cho người dân tại huyện Quỳ châu (Ảnh minh họa)

Tác giả: Võ Trọng Phú

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây