TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

Thứ sáu - 04/10/2024 15:44 547 0
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

1. Tảo hôn là gì: Tảo hôn là kết hôn trước tuổi được phép kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014; Luật Hôn nhân và gia đình qui định tuổi được phép kết hôn đối với nam phải đủ 20 tuổi, đối với nữ phải đủ 18 tuổi trở lên (điều 8). Như vậy, việc kết hôn trước tuổi theo pháp luật qui định là việc bị pháp luật cấm, nếu kết hôn trong trường hợp mà cả hai bên hoặc một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn thì cả hai bên đều vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
 
anh tin bai
Ảnh: Intrnet
2. Hôn nhân cận huyết thống là gì: Hôn nhân cận huyết thống là kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có dòng họ trong phạm vi ba đời (nếu ông, bà là anh, chị, em ruột thì đến đời cháu chưa được kết hôn với nhau) điểm d khoản 2 điều 5.
- Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống sẽ sinh ra những đứa con còi cọc, khả năng chống các bệnh tật rất kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo, rất khó chữa. Như vậy, gia đình phải chăm lo sức khỏe cho con nhiều hơn, tốn kém 16 nhiều tiền của hơn và sẽ rất khó thoát khỏi đói nghèo, các thế hệ sau ngày càng nhỏ đi, dòng dõi càng ngày càng bị suy thoái. Bên cạnh đó còn những đứa con sinh ra những đứa con kém phát triển trí tuệ, khả năng học tập kém, không có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, sẽ không thể phát triển được sản xuất và không thể thoát được đói nghèo. Xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y tế, điều kiện học hành…
Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống là vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, là trái với đường lối của Đảng, là hủ tục lạc hậu và một trong những tệ nạn xã hội, đang ngăn cản việc thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là trở lực thực hiện đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 Theo quy định của Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014, tảo hôn và hôn nhân cân huyết thống là một trong những hành vi bị cấm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.
 
anh tin bai
Ảnh: Intrnet

3. Về xử lý vi phạm hành chính:
Điều 58, điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐCP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Về xử lý Hình sự:
- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 183 (Bộ luật hình sự năm 2015) về tội tổ chức tảo hôn như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
- Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 145 BLHS năm 2015 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; …..
Mức hình phạt cao nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù.
Tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống  gây ra nhiều hậu quả lâu dài và rất nghiêm trọng. Vì vậy, bài trừ nạn tảo hôn và Hôn nhân cận huyết thống là nhiệm vụ cấp bách vừa trước mắt, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị.
Để nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, xã Minh Hợp có một số giải pháp sau:
- Thứ nhất là: Tiếp tục xây dựng đời sống văn hoá thôn và hộ gia đình theo hướng tiến bộ,trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước đẩy lùi, xoá bỏ các hủ tục đặc biệt trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Thứ hai là: Tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn (các tổ vay vốn thuộc Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh…), khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…  
* Đối với mỗi người dân cần:
- Một là: Cần thực hiện tốt hương ước, quy ước của thôn.
 - Hai là: Phát huy tính tự quản của dòng họ, gia đình; vận động nhân dân không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
- Ba là: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật nói chung và chính sách dân số nói riêng.
- Bốn là: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình cho giáo dục kỹ năng sống " Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản lứa tuổi vị thành niên"
 Để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ  các giải pháp trên cần có sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội và sự chủ động, tích cực của mỗi người dân để từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe cộng đồng./.
HỒNG QUÂN.VHTT

 

Nguồn tin: intrnet

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây