TUYÊN TRUYỀN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG THỰC PHẨM GIẢ, NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ!

Thứ năm - 15/05/2025 09:05 3 0

Thực hiện Công văn số 1244/UBND-YT ngày 12/05/2025 của UBND huyện Quỳ Hợp về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả, ngộ độc thực phẩm. UBND xã Minh Hợp đề nghị các ban ngành đoàn thể cấp xã, các cơ quan, đơn vị và 18 xóm triển khai một số nội dung như sau:

1. Nội dung tuyên truyền:

- Tác hại của thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm hết hạn sử dụng.

- Các dấu hiệu nhận biết thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc: mùi vị bất thường, bao bì phồng rộp, biến dạng, không nhãn mác.

1.1. Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

- Chỉ mua và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng.

- Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”.

- Rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.

1.2. Hướng dẫn lựa chọn – bảo quản – chế biến thực phẩm an toàn:

- Bảo quản thực phẩm sống và chín riêng biệt.

- Không dùng thực phẩm bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị.

- Không sử dụng dụng cụ nấu nướng có rỉ sét, vật liệu không an toàn.

- Tuyên truyền trong dịp có sự kiện đông người:

- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn an toàn tại đám cưới, đám giỗ, liên hoan,...

- Tăng cường tuyên truyền trong thời điểm nắng nóng – nguy cơ thực phẩm ôi thiu cao.

2. Công tác kiểm tra, giám sát:

2.1. Thời gian kiểm tra cao điểm: từ 15/5/2025 đến 30/5/2025.

2.2. Nội dung kiểm tra:

Giấy tờ pháp lý và điều kiện kinh doanh:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (nếu thuộc diện cấp).

- Hồ sơ nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, hợp đồng cung ứng thực phẩm.

- Giấy khám sức khỏe định kỳ, giấy xác nhận kiến thức ATTP của người trực tiếp chế biến, kinh doanh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Khu vực chế biến phải sạch sẽ, thoáng mát, không nhiễm bẩn chéo.

- Trang thiết bị, dụng cụ (dao, thớt, xoong nồi, hộp đựng thực phẩm...) sạch sẽ, phân loại rõ ràng (sống/chín).

- Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chế biến, rửa tay.

Điều kiện bảo quản và chế biến thực phẩm:

- Thực phẩm được bảo quản đúng nhiệt độ, có tủ lạnh hoặc thiết bị bảo quản đạt yêu cầu.

- Không sử dụng thực phẩm, nguyên liệu hết hạn, không rõ nguồn gốc, không nhãn mác.

- Thức ăn chín được bảo quản riêng biệt, có che đậy hợp vệ sinh.

- Thực phẩm bày bán tại chợ và thức ăn đường phố:

- Không bày bán thực phẩm trực tiếp dưới đất hoặc nơi mất vệ sinh.

- Dụng cụ đựng thực phẩm sạch sẽ, có nắp đậy.

- Người bán hàng phải có bảo hộ phù hợp (khẩu trang, bao tay).

Bếp ăn tập thể tại trường học:

- Kiểm tra nguồn gốc thực phẩm nhập hàng ngày (phiếu giao nhận, hóa đơn).

- Vệ sinh cá nhân của nhân viên cấp dưỡng.

- Nhật ký lưu mẫu thức ăn đúng quy định (tối thiểu 24 giờ).

- Tình trạng kho chứa thực phẩm khô, điều kiện chiên nấu, chia suất ăn.

3. Phân công trách nhiệm:

3.1. Đề nghị Ủy ban MTTQ và Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội xã Minh Hợp:

Ủy ban MTTQ xã:

- Phối hợp các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân.

- Giám sát thực hiện công tác đảm bảo ATTP tại các xóm.

Hội Phụ nữ xã: Hướng dẫn hội viên thực hành chế biến món ăn gia đình an toàn; tổ chức buổi hướng dẫn tại chi hội.

Đoàn Thanh niên xã: Tổ chức các đợt ra quân tuyên truyền bằng loa lưu động, phát tờ rơi.

Hội Nông dân xã: Tuyên truyền hội viên trong sản xuất, chế biến nông sản sạch.

Hội CCB xã: Vận động hội viên gương mẫu thực hiện và tuyên truyền tại khu dân cư.

3.2. Ban Công an xã:

- Chủ trì phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc.

- Phối hợp Trạm Y tế xã lập biên bản và xử lý khi có vụ ngộ độc xảy ra.

3.3. Các trường học trên địa bàn xã:

- Phối hợp tổ chức tuyên truyền cho học sinh về ATTP thông qua sinh hoạt đầu tuần, lồng ghép tiết học.

- Tăng cường kiểm tra nguồn cung cấp thực phẩm cho bếp ăn bán trú.

- Tổ chức hội thảo nhỏ hoặc sinh hoạt chuyên đề cho phụ huynh về ATTP học đường.

4. Trạm Y tế xã:

4.1. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về y tế – an toàn thực phẩm:

- Trực tiếp kiểm tra điều kiện vệ sinh, dụng cụ chế biến, nguồn nước, khu vực chế biến tại cơ sở.

- Đánh giá nguy cơ mất ATTP từ thực phẩm, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thức ăn để lâu, thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng…

- Kiểm tra thực hành vệ sinh cá nhân của người chế biến, phục vụ (rửa tay, đeo khẩu trang, bao tay...).

4.2. Kiểm tra hồ sơ sức khỏe và xác nhận kiến thức ATTP:

- Kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ của người trực tiếp tham gia chế biến, phục vụ.

- Kiểm tra giấy xác nhận kiến thức ATTP nếu cơ sở thuộc diện bắt buộc.

- Hướng dẫn người dân tự đánh giá nguy cơ và cải thiện các điều kiện đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

4.3. Phối hợp giám sát và xử lý vi phạm:

- Tham gia lập biên bản kiểm tra và kiến nghị hướng xử lý khi có sai phạm liên quan đến thực phẩm nguy cơ cao.

- Trong trường hợp có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm:

+ Hướng dẫn sơ cứu ban đầu.

+ Báo cáo cấp trên và phối hợp chuyển tuyến y tế kịp thời.

+ Ghi nhận thông tin ban đầu để báo cáo Trung tâm Y tế huyện hoặc tuyến trên điều tra dịch tễ.

4.4. Hướng dẫn, truyền thông nâng cao nhận thức:

- Tư vấn, phổ biến kiến thức ATTP tại chỗ cho chủ cơ sở và người dân.

- Phát tờ rơi, tài liệu hướng dẫn chế biến – bảo quản – vệ sinh thực phẩm đúng cách.

- Hướng dẫn cách rửa tay đúng, vệ sinh dụng cụ, phòng tránh ngộ độc qua đường tiêu hóa.

4.5. Ghi chép, lưu hồ sơ và theo dõi:

- Ghi nhận thông tin kiểm tra vào sổ theo dõi của Trạm Y tế xã.

- Cập nhật danh sách cơ sở có nguy cơ cao để theo dõi, tái kiểm tra.

- Tham mưu cho UBND xã trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông và phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng.

5. Ban cán sự 18 xóm:

- Lồng ghép tuyên truyền nội dung ATTP vào các buổi họp dân, sinh hoạt chi bộ, chi hội.

- Phổ biến các quy định cơ bản về lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn cho hộ gia đình.

- Cảnh báo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, quá hạn sử dụng

- tuyên truyền ATTP trên loa phát thanh vào giờ cố định (buổi sáng, chiều có file Mp3 của xã gửi).

- Ghi nhận, phản ánh đến UBND xã các trường hợp:

+ Hộ kinh doanh có dấu hiệu vi phạm về ATTP.

+ Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong xóm (liên quan đến đám giỗ, đám cưới, cỗ đông người).

- Hướng dẫn và phối hợp UBND xã vận động hộ dân, hộ kinh doanh ký cam kết:

+ “Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc”.

+ Đảm bảo vệ sinh khi chế biến, tổ chức cỗ, tiệc tại nhà”.

+ Theo dõi việc thực hiện cam kết, phối hợp xử lý nếu có vi phạm.

HỒNG QUÂN.VHTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây