1. Nhà mái ngói thì có chằng chống bằng bao cát hoặc vật nặng cũng vô giá trị vì gió rất mạnh lùa vào thì cũng bay. Mái tôn đỡ hơn nhưng vẫn bay nóc như thường. Nếu xác định là kiểu gì cũng bay thì nên chủ động dỡ mái rồi sau đó ráp lại sau.
2. Phải xác định nhà cần kín gió hoàn toàn. Không để khe hở nào, đặc biệt là lỗ thông gió. Gió lùa vào thì cửa sắt nhiều khi cũng bay luôn.
3. Các loại cửa kính hay tường kính cần dán băng keo hình chữ X để hạn chế lực va đập làm bể kính.
4. Cắt tỉa cành cây, nhất là cây to.
5. Không ra đường khi vẫn còn gió. Vùng tâm bão đi qua thường sẽ có 1 quãng lặng gió. Tốt nhất nên cập nhật bản tin của cơ quan khí tượng hoặc ban chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương để biết chính xác thông tin trước khi ra đường.
6. Thực phẩm dự trữ: tốt nhất nên dự trữ nước suối, thực phẩm ăn liền không cần đun, nấu. Nếu tích trữ mì tôm hay các loại thực phẩm cần nấu chín mà không có gas hay điện cũng phải nhai sống thôi. Và quan trọng là chất đầy thức ăn trong tủ lạnh lúc cúp điện thì...
7. Sau bão khả năng cao đi kèm với lũ lụt nên cần kê các vật dụng lên vị trí cao trong nhà. Nhất là đồ điện tử.
8. Pin điện thoại cần full và ở chế độ tiết kiệm điện. Nên có sạc dự phòng.
9. Đêm trước khi bão vào bờ chủ động ngắt điện, khóa cầu dao tổng nguồn điện, khóa van gas.
10. Đừng tiếc của. Nhà cửa mà gió còn khả năng lùa vào được, đã xác định không kín gió thì bung ra hết, phủ bạt kín các vật dụng cần thiết rồi chạy vào khu tránh trú bão của chính quyền trước khi bão vào./
HỒNG QUÂN.VHTT